John Dewey (1859 – 1952), Nhà Giáo dục nổi tiếng người Mỹ, trong tác phẩm “Kinh nghiệm và giáo dục” đã gọi nền giáo dục của Mỹ ở thế kỷ 19 là giáo dục cổ truyền. Đó là hình thức giáo dục hướng về quá khứ, áp đặt những kinh nghiệm, kiến thức của người lớn, những “chân lý vĩnh cửu” và những “giá trị vĩnh hằng” lên trẻ nhỏ.
Phương pháp giáo dục truyền thống lấy giáo viên là trung tâm. Giáo viên sẽ là người truyền đạt tri thức còn học sinh lắng nghe, ghi chép và học thuộc. Nhược điểm của cách dạy này là khiến học sinh tiếp thu kiến thức thụ động, giờ học thiếu sinh động và thiên về lý thuyết. Vì không có nhiều cơ hội thực hành nên các em khó có thể áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
Trong khi đó, môi trường giáo dục hiện đại đặt mục tiêu đem đến sự phát triển toàn diện cho học sinh, lấy học sinh làm trung tâm. Giáo dục hiện đại còn hướng đến việc phát triển những con người trưởng thành từ chính những trải nghiệm của mình, biết tư duy, có phẩm chất và năng lực.
Mục đích của nền giáo dục hiện đại là giúp học sinh tự chủ, phát huy tối đa trí thông minh, khả năng phán đoán, khả năng tư duy độc lập và phản biện. Đây là những kỹ năng quan trọng để các chủ động trau dồi kiến thức, tạo ra thói quen tự học suốt đời. Trong đó, tính tự chủ trong việc học sẽ góp phần hình thành nên những công dân có bản lĩnh, có khả năng làm chủ bản thân và làm chủ cuộc sống.
Trước một thế giới xoay chuyển nhanh chóng, không ai khác, cha mẹ chính là những người có khả năng xây dựng bệ phóng vững chắc cho tương lai của con sau này.