Mở
Xem Thêm
Thanh Cuộn
Đóng
Trang Chủ
Xem
thêm
Gọi
Nhắn Tin
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mầm non, Tiểu học để con phát triển toàn diện

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mầm non, Tiểu học để con phát triển toàn diện

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mầm non, Tiểu học có vai trò như thế nào đối với sự phát triển toàn diện của các em? Trong bài viết dưới đây, Tesla là trường quốc tế dạy chương trình IB sẽ chia sẻ với các bậc cha mẹ về những kỹ năng sống dành cho trẻ Mầm non và học sinh Tiểu học mà cha mẹ có thể cùng luyện tập cho con ngay từ những năm tháng đầu đời. 

Vì sao trẻ cần kỹ năng sống?

UNICEF định nghĩa kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp mà mỗi cá nhân cần có để đưa ra quyết định sáng suốt, giao tiếp hiệu quả, phát triển khả năng ứng phó và tự quản lý nhằm có được một cuộc sống lành mạnh và hiệu quả. Chính vì vậy, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mầm non, Tiểu học là mục tiêu vô cùng quan trọng của các bậc cha mẹ và cộng đồng trong quá trình nuôi dưỡng các thế hệ trẻ. 

Kỹ năng sống ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách sau này của trẻ. Nuôi dạy con không chỉ đơn thuần là tạo điều kiện cho con phát triển tri thức, thể chất mà còn bao gồm cả việc phát triển cảm xúc và kỹ năng sống. Rèn luyện kỹ năng sống ngay từ khi còn nhỏ giúp trẻ tự tin, có trách nhiệm, dễ dàng hòa nhập và khẳng định bản thân.

Giao-duc-ky-nang-song-cho-tre-Mam-non-Tieu-hoc

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mầm non, Tiểu học cần thực hiện từ sớm

Các kỹ năng sống cho trẻ Mầm non

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mầm non giúp trẻ luyện tập những thói quen và tính cách tốt trong quá trình phát triển. Mầm non là độ tuổi mà trẻ có xu hướng tiếp thu và học hỏi rất nhanh. Do đó, dạy trẻ mầm non kỹ năng sống cần thiết sẽ giúp trẻ vui chơi, hòa nhập và học hỏi dễ dàng hơn, trẻ học cách tự lập và trưởng thành hơn trong cuộc sống. Dưới đây là các kỹ năng sống cho trẻ Mầm non mà cha mẹ có thể rèn luyện cho con ngay từ những năm đầu đời: 

1. Kỹ năng tự ăn cơm và uống nước: Ngay từ nhỏ, phụ huynh nên dạy con cách ăn uống tự lập mà không cần sự giúp đỡ của người khác. Cho trẻ luyện tập kỹ năng tự ăn cơm, uống nước có thể sẽ khó khăn trong giai đoạn đầu nhưng một khi trẻ đã có được kỹ năng này, trẻ sẽ hòa nhập tốt hơn khi bắt đầu đến trường.

2. Kỹ năng tự chăm sóc bản thân: Trẻ ở độ tuổi Mầm non thường được cha mẹ chăm sóc về mọi mặt, đặc biệt đối với các bậc cha mẹ Á Đông với tâm lý con còn quá nhỏ để có thể tự làm một mình. Tuy nhiên, điều này không đúng. Trẻ rất thích khám phá xung quanh và bắt chước người lớn. Phụ huynh hãy xây dựng kỹ năng sống cho trẻ mầm non đơn giản để trẻ tự chăm sóc bản thân như: đánh răng, rửa mặt, đi vệ sinh, đi ngủ, mang giày, mặc quần áo,… Đây là nền tảng cho con tự chăm sóc tốt chính mình khi không có cha mẹ bên cạnh.

3. Kỹ năng ứng xử đúng mực với người khác: Trẻ có thói quen bắt chước và học theo lời nói, hành động của người lớn. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần giáo dục con kỹ năng giao tiếp, ứng xử đúng đắn từ những hành động cơ bản như chào hỏi, biết nói cảm ơn và xin lỗi, tôn trọng người lớn,…

4. Kỹ năng dọn dẹp nhà cửa: Không cần đợi đến khi trẻ lớn mới bắt đầu học làm việc nhà. Hãy tập cho trẻ thói quen tự dọn dẹp đồ chơi và dọn dẹp rác của mình. Trẻ cần giữ mọi thứ ngăn nắp để cha mẹ không mất thêm thời gian dọn dẹp và không phụ thuộc vào cha mẹ khi muốn tìm kiếm đồ của mình. 

5. Kỹ năng biết giúp đỡ và chia sẻ: Cha mẹ và người lớn xung quanh cần trở thành tấm gương để con có tư duy tích cực, biết quan tâm và sẻ chia. Những việc nhỏ trong gia đình sẽ dạy con biết chủ động giúp đỡ và san sẻ khó khăn với người khác.

6. Kỹ năng phòng tránh nguy hiểm: Cuộc sống bên ngoài luôn tiềm ẩn những tai nạn bất ngờ và những hiểm nguy khó lường. Trẻ có thể chưa đủ năng lực để chống chọi nhưng dạy trẻ Mầm non kỹ năng sống để phòng tránh nguy hiểm cho chính mình. Cha mẹ cần dạy con tầm quan trọng của việc bảo mật thông tin cá nhân, ghi nhớ số điện thoại của cha mẹ, cảnh giác với người lạ,…

7. Kỹ năng tham gia giao thông an toàn: Tham gia giao thông an toàn là kỹ năng trẻ được học tại trường nhưng cha mẹ cần phối hợp để trẻ có ý thức giao thông một cách tốt nhất.

8. Kỹ năng làm việc nhóm: Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể làm việc độc lập, vì thế, kỹ năng sống của trẻ mầm non cũng bao gồm cả kỹ năng làm việc nhóm. Trẻ cần được giáo dục để hiểu rằng phải có trách nhiệm với hành động của mình, tôn trọng ý kiến của người khác và có tinh thần học hỏi.

9. Kỹ năng quản lý thời gian: Phát triển thói quen này giúp trẻ sau này tự kiểm soát được công việc của mình, biết cách làm việc có kế hoạch.

10. Kỹ năng tiết kiệm và quản lý chi tiêu: Trẻ cần hiểu được giá trị của đồng tiền, dạy trẻ cách xài tiền hợp lý và trân trọng sức lao động của cha mẹ thông qua tiền mà cha mẹ kiếm được.

Xem thêm: Chương trình IB là gì?

Day-tre-Mam-non-ky-nang-song-tai-Truong-Mam-non-Quoc-te-Tesla

Dạy trẻ Mầm non kỹ năng sống tại Trường Mầm non Quốc tế Tesla

Các kỹ năng sống cho trẻ Tiểu học

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học là mục tiêu quan trọng, giúp các em tự tin và chủ động trong việc giải quyết vấn đề. Dưới đây là các kỹ năng sống cho trẻ Tiểu học mà cha mẹ nên rèn luyện cho con từ sớm:  

1. Kỹ năng tự học: Tự học là kỹ năng quan trọng mà các em cần được trau dồivà phát huy ngay từ nhỏ. Kỹ năng này kích thích khả năng tư duy, gia tăng sự hứng thú trong học tập, tạo tiền đề cho trẻ phát triển một cách toàn diện trong tương lai.

2. Kỹ năng phản biện: Đây là kỹ năng cần được hình thành từ thời thơ ấu để các em có sự phát triển mạnh mẽ về tư duy,có cái nhìn đa chiều hơn và sâu rộng hơn về mọi vấn đề. Đối với học sinh Tiểu học, tư duy phản biện còn tạo điều kiện cho trẻ sáng tạo trong cách tiếp cận kiến thức, lập luận và hợp tác.

3. Kỹ năng thuyết trình: Một trong những kỹ năng quan trọng trong cả việc học và việc làm của trẻ sau này chính là khả năng thuyết trình tốt trước đám đông. Để các em tự tin và rành mạch trong giao tiếp, các bậc cha mẹ nên khuyến khích con đặt câu hỏi, đưa ra ý kiến cá nhân, diễn đạt suy nghĩ bằng nhiều hình thức và trau dồi vốn từ.

4. Kỹ năng lắng nghe: Khi biết lắng nghe, các em sẽ học được cách tôn trọng, chia sẻ và kết nối với bạn bè hoặc những người xung quanh. Lắng nghe là kỹ năng sống cho trẻ Tiểu học, giúp việc học của các em diễn ra thuận lợi hơn, tạo điều kiện mở rộng kiến thức và có tư tưởng cởi mở hơn.

5. Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp giúp các em truyền tải suy nghĩ và mong muốn của mình. Giao tiếp và ứng xử khéo léo không chỉ giúp các em giữ được hòa khí, gắn kết với mọi người mà còn tự tin và làm chủ trong cuộc sống của mình.

6. Kỹ năng hợp tác: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, kỹ năng hợp tác là không thể thiếu ở mỗi cá nhân. Đối với học sinh Tiểu học, các hoạt động học tập và trải nghiệm theo nhóm không chỉ giúp các em hòa đồng với bạn bè mà còn hiểu được giá trị của việc hợp tác để đạt được thành công trong học tập và công việc sau này.

7. Kỹ năng quản lý thời gian: Mỗi công việc trẻ thực hiện hằng ngày như làm bài tập, vệ sinh cá nhân, vui chơi,… có thể hiệu quả hay không cũng phụ thuộc khá nhiều vào việc sắp xếp thời gian hợp lý hay chưa. Do vậy, hướng dẫn trẻ cách quản lý thời gian là nhiệm vụ quan trọng trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mầm non, Tiểu học.

8. Kỹ năng quản lý cảm xúc: Ở độ tuổi Tiểu học, các em có nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau và chưa biết kiểm soát chúng. Đôi khi, các em sẽ có những cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, sợ hãi, buồn chán,… nên cha mẹ cần lắng nghe và thẩu hiểu để cùng con kiểm soát những cảm xúc của mình. 

9. Kỹ năng tự bảo vệ bản thân: Những rủi ro hoặc tai nạn có thể đến bất cứ đâu và bất cứ thời điểm nào. Do đó, các em cần được giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học và tự bảo vệ bản thân là một kỹ năng vô cùng cần thiết. Các em cần được biết về những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra như bị bắt cóc, cháy nổ, thiên tai,… và phải được hướng dẫn cách xử lý, bảo vệ bản thân khi ở trong tình huống đó.

10. Kỹ năng phòng chống bắt nạt: Bắt nạt học đường là vấn nạn có thể xảy ra. Cha mẹ cần hướng dẫn con cách phòng tránh xảy ra xung đột, dạy con biết tôn trọng, biết cư xử đúng mực và làm thế nào để yêu cầu sự giúp đỡ.

Giao-duc-ky-nang-song-cho-hoc-sinh-Tieu-hoc-giup-cac-em-chu-dong-trong-hoc-tap

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học giúp các em chủ động trong học tập

Nguyên tắc vàng trong giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

Không ít phụ huynh chọn cách đưa con mình đến các trung tâm dạy kỹ năng sống để học mà quên rằng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mầm non, Tiểu học có thể được dạy ngay tại nhà và từ chính các bậc phụ huynh. Những nguyên tắc vàng trong giáo dục kỹ năng sống cho trẻ: 

– Tuyệt đối không áp đặt: Việc phụ huynh bắt ép con phải làm việc gì hay phải đạt được mục tiêu nào đó là cách giáo dục thiếu tích cực. Thay vào đó, phụ huynh nên giải thích cho con hiểu vấn đề và trách nhiệm của con trong việc thực hiện việc đó, nhằm hình thành thói quen tự giác cho các em.

– Không đổ lỗi cho con: Trẻ có quyền được mắc sai lầm và khiếm khuyết. Trách nhiệm của cha mẹ là theo sát, giúp con nhận ra sai lầm và sửa chữa chúng.

– Chọn việc dễ nhất để yêu cầu con làm: Cha mẹ hãy tạm để sang một bên những điều con chưa làm được, mà chọn ra một việc dễ làm nhất để yêu cầu con thực hiện như: chơi xong phải dọn dẹp đồ chơi. Việc này có thể khá lâu mới đi vào nề nếp nhưng một khi con đã làm được thì những việc sau con sẽ làm dễ dàng hơn.

Những kỹ năng sống cho trẻ Mầm non, Tiểu học cần được trang bị càng sớm càng tốt vì chúng cho phép các em có một tâm thế vững vàng, tự tin và làm chủ việc học của mình cũng như cuộc sống sau này. Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mầm non, Tiểu học là cả một quá trình, có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường. 

Quý phụ huynh cần tìm hiểu về các chương trình giáo dục Trường Quốc tế Tesla, vui lòng để lại thông tin TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline 098 494 8080.

Đăng Ký
Tham Quan
Tham Quan
Trực Tuyến