Robin Klymow
Giám đốc Học thuật
Trong vòng 3 tuần qua, chúng ta đã thảo luận về những cách hỗ trợ con em của Quý phụ huynh tại nhà, mà nhà trường cũng đã và đang áp dụng những cách này tại Tesla để giúp các em trở hành những học sinh học tập một cách chủ động và biết tư duy, suy nghĩ. Tuần này, tôi sẽ cung cấp đến quý vị những thông tin hữu ích để kết thúc chuỗi chủ đề mà chúng ta đã nói đến trong những tuần trước, những lời khuyên cuối cùng này liên quan đến sự can thiệp của Quý phụ huynh trong quá trình học tập của các em, có tác động đến việc các em đưa ra lựa chọn một cách hợp lý và hành động có trách nhiệm.
Chúng ta sẽ can thiệp vào quá trình này như thế nào để hỗ trợ các con?
– Để cho các con tự do phát biểu quan điểm và có tiếng nói riêng: Hãy để các con thể hiện bản thân và những suy nghĩ của mình. Các con cần có không gian riêng để nói rõ những gì con thích và không thích đối với việc học và tại sao lại như vậy. Lắng nghe khi các con đang biện hộ, bào chữa cho những gì các con cần với tư cách là một người học độc lập. Lắng nghe xem các con thật sự quan tâm đến điều gì và vấn đề các con đang gặp phải là gì, hãy cố gắng để thấu hiểu và cùng con tìm cách giải quyết vấn đề.
– Tôn trọng và ủng hộ những lựa chọn của con: Quý phụ huynh cần hiểu rằng, đừng áp đặt những lựa chọn của quý vị lên các con, bởi vì các con có thể có những lựa chọn cho chính mình. Có rất nhiều những lựa chọn, đó có thể là Thời gian các con muốn học? Học trường nào? Học cái gì? Học như thế nào? Quý vị có thể hỗ trợ con đưa ra những lựa chọn sáng suốt bằng cách dạy các con tạo ra một quy trình rõ ràng trong quá trình đưa ra quyết định (Con đang quyết định điều gì cho bản thân?), sau đó theo dõi, đánh giá và phản ánh về quyết định đã đưa ra, quyết định đó có thật sự hiệu quả và liệu đó có phải là quyết định tốt nhất để con tiếp tục thực hiện trong tương lai? (Lựa chọn đó có hiệu quả không? Làm sao con biết được? Con sẽ lựa chọn như thế nào vào lần tiếp theo?)
– Nhấn mạnh trách nhiệm học tập là của các con: Đôi lúc, việc học của các con có thể bị sao nhãng khi các con không chủ động tìm tòi, học hỏi hoặc bị tác động bởi thế giới xung quanh. Điều này khiến cho các con có cảm giác rằng họ đang trải qua quá trình học tập một cách thụ động và không có bất kỳ tác động đến việc học của chính mình. Chúng tôi muốn các học sinh biết rằng việc học là của các em, các em phải chịu trách nhiệm, và tác động đến việc học của mình. Việc học là dành cho các em, vì các em và chúng ta chỉ là diễn viên phụ để hỗ trợ các em trên con đường học tập của chính mình. Quý vị có thể sử dụng các từ và cụm từ xây dựng ý thức làm chủ đối với việc học của chính các con.
– Phản hồi với mục đích rõ ràng: Khi Quý vị đưa ra phản hồi cho con em mình, hãy nghĩ về cách đưa ra những lời khuyên hữu ích không chỉ cho vấn đề mà các con đang gặp phải, mà còn để các con suy nghĩ sâu hơn và áp dụng những lời khuyên này cho tương lai. Là những giáo viên, chúng tôi thường trao đổi với nhau “ Dạy học sinh trở thành một nhà văn, chứ không phải chỉ dạy cách viết”, đây là cách giúp chúng tôi trong việc đưa là những đánh giá, lời khuyên tác động đến các học sinh để suy nghĩ sâu sắc, đưa ra những giải pháp hợp lý. Thay vì chỉ nói với các con những gì cần sửa đổi. Dưới đây là một số ví dụ quý vị có thể thử dùng để phản hồi cho các con.
“Khi dạy trẻ học đọc… (Chỗ nào các con đọc không hiểu thì nói các con đọc lại lần nữa; khuyến khích các con chia sẻ ý kiến về những điều vừa đọc; ngắt các từ thành nhiều phần nhỏ để đọc hiểu dễ hơn,…). “Khi dạy trẻ học viết… (Tự đọc to bài viết để thử tìm ra lỗi; sử dụng chữ hoa để cho người đọc thấy một câu mới đang bắt đầu; củng cố luận điểm bằng các sự kiện và bằng chứng; thêm chi tiết để làm cho bài viết thú vị hơn,…). “Khi dạy trẻ học toán…. (Kiểm tra kỹ đáp án xem chính xác chưa; sử dụng các vật thể và hình vẽ giúp giải quyết vấn đề; sử dụng các mẹo và cách giải tắt hay còn gọi là “thuật toán”; sử dụng các từ đặc biệt,…)
Xin cảm ơn,
Robin Klymow
Giám đốc Học thuật
Cô Nguyễn Thị Quỳnh Diên
Điều phối viên Trung học
Học sinh lớp 4 bắt đầu Học kì 2 với dự án chuyên đề: “Khinh khí cầu”, liên quan đến Bài học tìm hiểu và nghiên cứu chuyên sâu mà các em đang học. Các học sinh đã xem một số video về lễ hội khinh khí cầu, điều này giúp các em hiểu làm thế nào mà những quả khinh khí cầu lớn này có thể bay cao như vậy trên bầu trời và sau đó hạ cánh an toàn. Ngoài ra, học sinh cũng học cách tạo bố cục cho để tạo ra bức tranh cuối cùngcủa mình trên giấy A2, thể hiện các quả bóng bay ở các góc nhìn khác nhau – gần hoặc xa – cũng như với những hình mẫu khác nhau.
Cô Nguyễn Hà Huyền Kim
Điều phối viên Tiểu học
Trong tiết học về EAL (Tiếng anh Học thuật) của lớp 4 tuần này, các học sinh đã tìm hiểu về cách năng lượng của âm thanh tác động đến cuộc sống của chúng ta. Các em đọc sách trực tuyến, sau đó thảo luận và đưa ra ý tưởng về các từ bắt chước ngữ âm, giống hoặc gợi ý âm thanh mà nó mô tả được gọi là từ tượng thanh. Đặc biệt, trong tuần này, các em rất hứng thú khi tham gia thí nghiệm âm thanh với ly thủy tinh. Đầu tiên, các học sinh sẽ xem một đoạn video về phần đầu của thí nghiệm, sau đó dự đoán về những gì sẽ diễn ra tiếp theo. Sau đó, các em đã thực sự tiến hành một thí nghiêm, và viết một báo cáo về nguyên vật liệu, các bước tiến hành, kết quả và giải thích bằng cách sử dụng những cụm từ chỉ thời gian. Hoạt động cuối cùng mà các học sinh thực hiện là viết bài mô tả và giải thích chi tiết. Thông qua các hoạt động về ngôn ngữ, các em đã có cơ hội để làm việc theo nhóm, theo cặp hoặc làm việc độc lập, để phát triển kỹ năng giao tiếp ATL, kỹ năng tư duy, xã hội, nghiên cứu và tự quản lý.
Cô Bùi Hữu Đức Linh
Giáo viên Khoa học
Học sinh làm thí nghiệm cách xua tan “hạt tiêu” đi! Đầu tiên, các em hứng nước vào chiếc đĩa. Sau đó, rắc tiêu đen lên khắp mặt nước. Học sinh phải ghi nhớ rằng sức căng bề mặt của nước làm cho hạt tiêu nổi lên như thế nào. Nhúng đũa thủy tinh vào giữa dĩa và kiểm tra xem có gì xảy ra không. Sau đó, học sinh nhúng đầu đũa thủy tinh vào dung dịch xà phòng rửa bát. Cuối cùng, các em cắm chiếc đũa đó vào giữa dĩa một lần nữa. Xà phòng rửa bát được pha chế để phá vỡ sức căng bề mặt của nước, đó là lý do tại sao nó rất hiệu quả đối với bát đĩa bẩn, dầu mỡ.
Cô Huỳnh Thị Kim Ngọc
Giáo viên chủ nhiệm Lớp 4
Vào mỗi chiều thứ ba, các học sinh cùng nhau chơi cờ tướng trong giờ ASA. Học sinh lớp 1 đang ghi nhớ tên quân cờ cũng như tập đi các nước cơ bản. Học sinh lớp 2, 3, 4 thách thức bản thân với những nước cờ mới. Cờ tướng là môn thể thao trí tuệ, giúp các em rèn luyện khả năng ghi nhớ, cách suy nghĩ và giải quyết vấn đề. Chúng ta cũng có thể thấy các em rất tập trung và bình tĩnh trong mỗi trận đấu cờ.
Cô Lê Thị Hồng Son
Hiệu trưởng Mầm non (cơ sở Tân Bình)
Phụ huynh cần xem và nắm lịch học thể thao của học sinh để chuẩn bị đồng phục thể thao và giày để học sinh có thể tham gia tiết học một cách thoải mái và năng động.
Phụ huynh cần trang bị đủ đồng phục cho học sinh đến trường cả buổi sáng và buổi chiều.
Phụ huynh cho học sinh đến trường trước 7h45 để học sinh tham gia tất cả các hoạt động của trường đúng giờ.
Bên cạnh mục đích luyện tập, giúp học sinh thêm yêu thể thao, học bơi còn là kỹ năng sinh tồn rất quan trọng.
Khi các em được vui đùa, cảm thấy thoải mái trong nước, việc học bơi sẽ dễ dàng hơn rất nhiều và hình thành thói quen tốt cho sau này.
Đối với độ tuổi Mầm non, ngoài việc chú trọng dạy kỹ năng, các giáo viên còn giúp trẻ tiếp thu kiến thức mới một cách chủ động và tự nhiên thông qua nhiều hoạt động học tập trải nghiệm thực tế như: nấu canh khổ qua, thí nghiệm núi lửa. Nhờ đó, các em sẽ được phát triển phong phú các kỹ năng như tư duy, sáng tạo, tìm tòi học hỏi và làm việc theo nhóm.
Cúm (hay còn gọi là cúm mùa) là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây ra bởi virus cúm (Influenza virus). Tại Việt Nam, bệnh cúm thường gây ra bởi virus cúm chủng A, B, C, trong đó chủng hay gặp nhất ở người là chủng A và B.
Cúm thường khởi phát đột ngột, bắt đầu với những triệu chứng bao gồm sốt, ho, đau nhức bắp thịt, đau đầu, chảy nước mũi, đau họng và mệt mỏi toàn thân… Một vài người có thể ói mửa và tiêu chảy, nhưng triệu chứng này thường xuyên xảy ra với trẻ em hơn là với người lớn.
Để phòng bệnh cúm mùa:
– Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng;
– Xúc miệng bằng nước muối (NaCl 0.9%) mỗi ngày;
– Che miệng khi ho hoặc hắt hơi;
– Tránh tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm bệnh;
– Giữ gìn vệ sinh thân thể;
– Đeo khẩu trang y tế đến nơi có đông người như bệnh viện, siêu thị, công viên…
– Tiêm vắc xin phòng bệnh là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa cúm.
Một thông tin quan trọng cho các Phụ huynh hiện hữu của Tesla và bạn bè nếu muốn đăng kí cho anh/em của Học sinh Tesla theo học tại trường từ Học Kỳ 2 (Tháng 1 năm 2021) hoặc Năm Học Mới 2021 – 2022 (Tháng 8).
Kỳ Tuyển Sinh của Tesla đã bắt đầu, hãy nộp hồ sơ sớm để giữ chỗ vì số lượng tuyển sinh có hạn và con em của Quý Phụ huynh sẽ ở danh sách chờ cho Tháng 8 năm 2021.
Vui lòng nộp đơn đăng kí tại đây http://beta.tesla.edu.vn/lien-he/ và Bộ Phận Tuyển Sinh sẽ liên hệ với Quý Phụ huynh.
Nếu Quý phụ huynh muốn nhận thêm thông tin về việc ghi danh, vui lòng liên hệ với Tesla tại: admission@tesla.edu.vn
Xem thêm: Trường tiểu học quốc tế uy tín tốt nhất tại TP. HCM