MẦM NON (EYP)
Cô Phạm Thị Hương Trà
Điều phối viên Mầm non
Sự hợp tác giữa gia đình và nhà trường là điều cần thiết để tạo ra một môi trường học tập hỗ trợ, nhất quán và phong phú nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện và thành công trong giáo dục các em học sinh. Khi gia đình và nhà trường cùng hợp tác với nhau như những đối tác trong giáo dục, trẻ em sẽ phát triển mạnh mẽ về mặt học thuật, xã hội và cảm xúc.
Trong buổi hội thảo “Mở khóa chương trình – Hướng dẫn dành cho phụ huynh” diễn ra ngày 14/10/2023 các phụ huynh đã hiểu hơn về những quan điểm và phương pháp trong chương trình của nhà trường. Đặc biệt, khi được tham gia vào môi trường lớp học của các em học sinh, được trực tiếp hoạt động với giáo cụ và nguyên vật liệu, các phụ huynh đã rất vui và cảm nhận được sự vui vẻ và hạnh phúc khi được trải nghiệm các hoạt động tìm hiểu thông qua chơi (inquiry – cycle).
Hãy cùng nhìn lại những khoảnh khắc vui vẻ quý các phụ huynh khi tham gia hội thảo và các hoạt động của lớp học!
Cô Trần Thị Ngọc Trinh
Giáo viên Mầm non
Hoạt động vui chơi ngoài trời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và thích ứng với môi trường tự nhiên; đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống. Vui chơi là hoạt động chủ đạo cho trẻ được học mà chơi, chơi mà học. Qua đó, trẻ dần phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm, quan hệ xã hội; nhằm phát triển toàn diện nhân cách. Thông qua các hoạt động ngoài trời, trẻ phát huy được tính tích cực, chủ động của mình. Đồng thời, trẻ có được sự thoải mái, dễ chịu khi được ra ngoài hít thở không khí trong lành của thiên nhiên xung quanh.
Cô Nguyễn Thị Thùy Trang
Giáo viên Mầm non
Một mùa xuân mới lại bắt đầu. Mọi người đều nôn nao, náo nức mong chờ ngày hội lớn nhất trong năm: ngày Tết. Các bạn nhỏ lớp F1 cũng thế. Các bạn tò mò khi thấy khí trời ngày Tết trở nên ấm áp, không còn lạnh lẽo như mùa đông. Những cây mai trong sân trường cũng chớm nụ, có cây nở ra những bông hoa vàng rực rỡ, “đậu” lại trên cánh thiệp xinh bé làm. Bé còn biết “úm ba la” những lá cải trắng thành màu xanh, đỏ, cam,… hay làm bể bong bóng bằng tinh dầu vỏ cam. Những bao lì xì đầy màu sắc do chính tay bé tô đem lại nhiều niềm vui hơn cả những món đồ chơi. Lời chúc Tết ý nghĩa cũng được bé học thuộc để gửi đến ông bà, cha mẹ khi ngày Tết sang. Các bạn cố gắng hết sức để rèn luyện tiết mục nhảy “Nàng Xuân” nhằm chuẩn bị cho Hội hoa Xuân. Các bé lớp F1 xin chúc mọi người năm mới bình an, hạnh phúc!
Cô Phạm Thị Thanh Phúc
Giáo viên Mầm non
Không khí mùa xuân đang tràn ngập khắp nơi ở Tesla. Mỗi ngày đến trường, các em lại được tìm hiểu thêm một điều hay ho vào những ngày Tết cổ truyền. Một món ăn ngày Tết, một phong tục đặc trưng, ý nghĩa tốt đẹp của những bao lì xì đỏ hay thích thú hơn cả là những bông hoa rực rỡ sắc màu nào thường có trong ngày Tết.
Những câu hỏi thú vị được các em đặt ra trong mỗi giờ học và cùng với đó những kiến thức sẽ được bổ sung thông qua những hoạt động vui chơi đơn giản. Cuối cùng, chính các em sẽ là người tự tay trang trí để những ngày xuân trở nên rực rỡ sắc màu hơn.
Một hoạt động trang trí tết tại lớp F2 giúp các em hiểu thêm được ý nghĩa của những truyền thống tốt đẹp, rèn luyện được sự kiên nhẫn cũng như tính cẩn thận cho các em.
Cô Trần Thị Hồng Thắm
Giáo viên Mầm non
Vào những dịp cuối năm là thời điểm mà các em nhỏ được tìm hiểu và trải nghiệm về các nét đẹp truyền thống Tết cổ truyền của người Việt Nam. Trong dự án này, các em sẽ hiểu rõ về các ý nghĩa cũng như trải nghiệm về các trò chơi dân gian, gói bánh Tét, trang trí mâm ngũ quả,… với mong muốn các con cảm nhận được không khí đó và hiểu được nét đẹp của phong tục truyền thống, khi mà trong cuộc sống hối hả và những tiện nghi hiện đại, người ta vơi dần sự mặn mà với ngày Tết, với phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Chính vì vậy, việc tạo cơ hội để con trẻ cùng tham gia hoạt động chuẩn bị và vui chơi Tết chính là cách để chúng tự cảm nhận và ghi nhớ giá trị tốt đẹp trong truyền thống Tết cổ truyền.
Cô Đàm Lê Thủy Tiên
Giáo viên Mầm non
Xuân Giáp Thìn đang đến rất gần, hòa chung không khí cả nước mừng Đảng, mừng Xuân. Để giúp các em hiểu rõ về ý nghĩa của việc gói bánh tét trong ngày Tết cổ truyền của Việt Nam chúng ta, các em học sinh lớp KG (Phú Nhuận) đã được tham gia một số hoạt động trải nghiệm như gói bánh tét, chơi trò chơi dân gian, múa hát mừng Xuân, tô heo đất, chụp hình Tết,… Chủ đề “Tết sum vầy” thật gần gũi đối với các em học sinh. Thông qua các hoạt động này, các em tự tin giao tiếp, phát triển các kỹ năng, mạnh dạn hơn và hiểu hơn về Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.
Cô Tạ Thị Ánh Trinh
Giáo viên EAL
Tiết học nào thú vị nhất đối với học sinh Tesla? Đó là tiết ngữ âm! Trong tiết học ngữ âm, học sinh không chỉ được học về chữ cái mà còn được khám phá về âm thanh. Việc học ngữ âm sẽ không nhàm chán vì học sinh sẽ tham gia vào một số trò chơi/hoạt động thú vị và hấp dẫn, học một số bài hát và từ vựng mới. Hãy cùng nhìn lại một số khoảnh khắc đáng nhớ nhất của lớp học Phonics tại trường Tesla!
TIỂU HỌC (PYP)
Cô Nguyễn Thị Minh Hà
Điều phối viên IB PYP
Có thể trước đây bạn đã từng nghe đến thuật ngữ “tự chủ học tập” nhưng trong bối cảnh của chương trình PYP, điều đó có ý nghĩa như thế nào? Tự chủ học tập là khả năng và cơ hội cho học sinh, giáo viên và cộng đồng nhà trường đưa ra những lựa chọn và hành động liên quan đến việc học của mình. Tự chủ học tập dựa trên niềm tin rằng học sinh là những người tham gia tích cực vào việc học của chính mình và có thể ảnh hưởng đến môi trường học và kết quả học tập.
Tại Trường Quốc tế Tesla, chúng tôi trân trọng và đẩy mạnh sự tự chủ học tập, giúp học sinh, giáo viên và cộng đồng nhà trường có khả năng và cơ hội đưa ra những lựa chọn và hành động liên quan đến việc học của mình, cũng như trong các sự kiện của nhà trường.
Cô Tăng Tường Phượng Hoàng
Giáo viên IB – Chủ nhiệm Lớp KG
Mỗi dịp Tết đến xuân về, mỗi gia đình thường không thể thiếu các món ăn truyền thống. Bánh trôi nước hay chè trôi nước là một trong những món ăn cổ truyền có từ lâu đời của người dân Việt Nam mang nhiều ý nghĩa. Vừa qua, lớp KG đã có trải nghiệm thực hành làm chè trôi nước vô cùng thú vị. Thông qua hoạt động, học sinh hiểu thêm về các thao tác đơn giản trong chế biến món ăn, các nguyên vật liệu cơ bản để thực hiện món chè trôi nước. Các bạn được luyện tập kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay, biết chia bột, lăn tròn và ấn dẹt để cho viên nhân vào giữa. Ngoài ra, học sinh thể hiện sự sáng tạo trong việc tạo nên những viên bột nhỏ có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Cuối cùng là thưởng thức món ăn mà chính tay mình thực hiện cũng góp phần tiếp thêm niềm tin yêu vào món ăn dân tộc cho các con.
Cô Bùi Thị Hồng Minh
Giáo viên IB – Chủ nhiệm Lớp 1
Mở đầu cho chủ đề học tập mới “Chúng ta thể hiện bản thân như thế nào”, học sinh lớp 1 bắt đầu hành trình khám phá nét đặc trưng trong nền văn hóa của các nước trên thế giới thông qua việc tìm hiểu về Tết Nguyên Đán. Trong buổi học, các em khám phá về phong tục và tập quán của Việt Nam, những hoạt động truyền thống diễn ra vào ngày Tết cũng như sự tích về 12 con giáp. Điều này giúp các em phát triển sự hiểu biết và lòng tự hào về bản sắc văn hóa của mình.
Đặc biệt, các em sẽ tham gia chuẩn bị cho một hoạt động trong ngày Hội chợ Tết. Các em sẽ hướng dẫn mọi người cách làm phong bao lì xì – một truyền thống quan trọng trong ngày Tết ở Việt Nam. Qua đây, các em không chỉ trải nghiệm niềm vui của việc chia sẻ văn hóa mà còn phát triển kỹ năng giao tiếp và hướng dẫn, đồng thời mở rộng tầm nhìn bằng cách khám phá nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Điều này làm nảy sinh sự tò mò và khát khao hiểu biết, là nền tảng quan trọng cho sự phát triển của các em trong thời gian tới.
Cô Nguyễn Thị Diễm Trinh
Giáo viên IB – Chủ nhiệm Lớp 2
Những ngày giáp Tết, bầu không khí trong lớp học dường như rộn ràng hơn. Ai ai cũng háo hức đón chờ những ngày vui đến trong tiết trời mát mẻ này. Ở lớp 2, các em đã tìm hiểu về những phong tục truyền thống của Việt Nam và một số nước châu Á như: Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Các em nhận ra một trong những điểm chung trong ngày Tết của các quốc gia này là dọn dẹp và trang trí nhà cửa. Lớp 2 đã thực hành làm cây mai, cây đào để hiểu hơn ý nghĩa của việc trang trí Tết, đó là vừa làm đẹp không gian sống, vừa gắn bó hơn với người thân, bạn bè của mình.
Cô Nguyễn Hoàng An Khanh
Giáo viên IB – EAL
Trong bài học hấp dẫn này, học sinh lớp KG bắt đầu hành trình khám phá thế giới kỳ thú thông qua chủ đề du lịch. Là một phần trong hành trình học tập của mình, các em đã tạo hộ chiếu của riêng mình và tìm hiểu sâu về những quy trình phức tạp ở sân bay. Tiết học đồng giảng, bao gồm cả các môn Chủ nhiệm (HR) và Tiếng Anh Học thuật (EAL), đã đạt đến tầm cao mới khi học sinh tham gia vào một kịch bản đóng vai năng động diễn ra tại sân bay. Trải nghiệm thực hành này không chỉ giúp các em hiểu sâu hơn mà còn cho phép các em áp dụng kiến thức của mình một cách vui vẻ và mang tính tương tác, thúc đẩy phương pháp học tập toàn diện.
Cô Nguyễn Thị Thanh Sang
Giáo viên IB – Chủ nhiệm Lớp 3
Với chủ đề “Chúng ta tổ chức bản thân như thế nào”, học sinh đang nghiên cứu ý tưởng trọng tâm: “Mọi người đều có vai trò và trách nhiệm trong cộng đồng”, học sinh đã có chuyến đi thực tế thú vị tới Epsilon – Furniture House and Showroom. Chuyến đi này là cơ hội để học sinh phỏng vấn nhiều nghề nghiệp khác nhau, từ đó biết được vai trò và trách nhiệm của những nghề nghiệp đó đối với cộng đồng và xã hội. Ngoài ra, các em sẽ biết được quy trình kỹ thuật thiết kế một sản phẩm nội thất. Trong quá trình di chuyển, học sinh được quan sát thêm và đưa ra kết luận về những tác động tốt và xấu của con người đến môi trường xung quanh, điều này cũng nằm trong những nội dung mà học sinh đang nghiên cứu.
Cô Nguyễn Thế Uyên
Giáo viên IB – Chủ nhiệm Lớp 4
Học sinh lớp 4 đã cùng nhau tìm hiểu về sự thay đổi trong chủ điểm “Chúng ta ở đâu và vào thời điểm nào”. Học sinh đã tham gia các hoạt động học tập tích cực để nghiên cứu những biến đổi của Việt Nam giữa giai đoạn ngày xưa và hiện tại về tiền tệ, giao thông, công cụ lao động,… qua các nền tảng học tập như Britanica, Padlet, sách thao khảo ở thư viện và các hình ảnh, hiện vật ở Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh. Dựa vào những thông tin mà mình đã nghiên cứu, các em cùng nhau làm việc nhóm để so sánh xã hội xưa và nay, cũng như lí giải được nguyên nhân của những sự thay đổi đó.
Cô Đoàn Thị Huỳnh Hạnh
Giáo viên IB – Chủ nhiệm Lớp 5
Học phần 2 khép lại với bài đánh giá tổng kết về việc trình bày cách thức các em nhắn gửi đến tương lai của chính mình ra sao. Đây là một thông điệp gửi cho chính các em, được trình bày bằng nhiều hình thức khác nhau. Mặc dù độ khó về nội dung không quá cao, nhưng lại đòi hỏi việc các em phải biết cách trình bày trước lớp sao cho rõ ràng và chứa đựng nhiều thông tin.
Tiếp nối học phần 3 là Unit 4 với chủ đề “Cách thức chúng ta lên kế hoạch và tổ chức cuộc sống như thế nào”, khởi động bằng nội dung dẫn nhập tìm hiểu các ý tưởng và khái niệm trọng tâm về những vấn đề xã hội. Tiết học liên môn giữa cô Hạnh và thầy Brandon đã giúp các em trải nhiệm rất nhiều những hoạt động như chia sẻ ý tưởng lên jamboard, wonder wall, braistorm, cootie catcher game, matching game, quizizz,…
Bên cạnh đó, các em cũng được tìm hiểu về Toán hình hộp trong tiết học Toán song ngữ cùng cô Tina và cô Hạnh. Với những hiểu biết của mình về đặc điểm, tính chất và cách tính diện tích của hình lập phương và hình hộp chữ nhật, các em sẽ biết cách tổ chức và sắp xếp cho việc quy hoạch xây dựng thành phố giả định. Kiến thức này cũng sẽ tiếp tục được vận dụng vào bài kiểm tra tổng kết cuối unit này sẽ được bật mí vào cuối unit nhé!
Cô Christina Lawrence
Giáo viên IB – EAL
Lớp 3 đang học về sự di cư của con người và cách điều đó có thể thay đổi cộng đồng. Các em sẽ tìm hiểu về các yếu tố kéo, đẩy cũng như các yếu tố môi trường. Học sinh đã hoàn thành phần trình bày mang tính xây dựng về sự di cư của động vật, lý do di cư và hành động hoặc thực tiễn của con người có thể ảnh hưởng đến việc di cư như thế nào.
Lớp 4 đang học về tài nguyên năng lượng, những tài nguyên nào được sử dụng ở Việt Nam và tác động của chúng đến môi trường. Các em cũng đã tìm hiểu về các nguồn tài nguyên có thể tái tạo và không thể tái tạo cũng như những lợi ích và hạn chế của từng nguồn tài nguyên. Các em đã hoàn thành một bài thuyết trình đánh giá thường xuyên về nguồn năng lượng.
Lớp 5 đang học về các tổ chức phi chính phủ cũng như công nghệ và viện trợ mà các tổ chức này cung cấp cho các vấn đề xã hội khác nhau. Đối với sản phẩm tổng kết của mình, các sẽ tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến thời trang nhanh.
Học sinh ở tất cả các lớp sẽ có sự kết hợp giữa làm việc cá nhân và làm việc nhóm, học các cấu trúc viết và hoàn thành đánh giá về chủ đề hàng tuần. Tất cả các sản phẩm tổng kết đều có phần thuyết trình.
Thầy Brandon Williams
Giáo viên IB – ATL
Một khía cạnh quan trọng của quá trình học chính là việc đánh giá học sinh theo các kỹ năng Phương pháp Học tập (ATL) xuyên suốt các Bài học Tìm hiểu và Nghiên cứu Chuyên sâu. Việc này bao gồm nhiều phương pháp như quan sát, tự đánh giá bản thân, bạn bè đánh giá, hồ sơ học tập, bộ tiêu chí.
Quan sát học sinh tham gia các hoạt động để từ đó đánh giá việc các em áp dụng những kỹ năng ATL thường sẽ được thực hiện không chính thức trong lớp, hoặc chính thức thông qua các tác vụ đánh giá cụ thể. Quy mô lớp học tại Tesla nhỏ nên sẽ giúp chúng ta dễ dàng quan sát từng học sinh, từ đó có phản hồi nhanh chóng và rõ ràng để các em cải thiện, cũng như giúp giáo viên thích ứng và chuẩn bị các hoạt động tốt hơn nhằm hỗ trợ các em phát triển những kỹ năng ATL hoặc tập trung vào những điểm cần chú ý.
Các em học sinh lớp 3 đang phối hợp thực hiện hoạt động cho chủ đề “Chúng ta đang ở đâu và vào thời điểm nào”. Với những gì các em thấy, biết, tìm kiếm thông qua nghiên cứu, các em được yêu đầu hoàn thành 1 sơ đồ tư duy có hướng dẫn dựa trên các môi trường sống khác nhau
Cô Lê Minh Anh
Giáo viên IB – Khoa học
Tạo sân chơi, Cùng nhau học
Hãy tưởng tượng một sân chơi do trẻ em tạo ra, dành cho trẻ em! Đó chính là điều mà các em học sinh lớp 3 đã thực hiện được với dự án “Sân chơi vui tươi” của mình. Khoa học, Kỹ thuật, UOI và Nghệ thuật đều được lồng ghép vào chủ đề liên môn này để tạo ra một môi trường giáo dục và hấp dẫn.
Câu hỏi “Làm thế nào chúng ta có thể thiết kế một sân chơi vui vẻ và an toàn cho mọi người?” là cơ sở cho toàn bộ dự án. Học sinh phát triển kế hoạch, sáng tạo ý tưởng và thậm chí xây dựng các mô hình nhỏ bằng vật liệu có thể tái chế. Các em đã nghiên cứu các khái niệm về bản đồ và điện năng, đồng thời thể hiện sự nhiệt tình của mình.
Chuyến đi thực địa đến Phòng trưng bày và Nhà nội thất Epsilon là điểm nhấn của dự án. Tại đây, học sinh được chứng kiến toàn bộ quá trình thiết kế ghế từ ý tưởng đến thành phẩm. Các em đã có được kiến thức về vật liệu và tầm quan trọng của việc đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Sự sáng tạo và chăm chỉ của học sinh được thể hiện qua các khung leo núi, cầu trượt và xích đu, tất cả đều được xây dựng với mục đích mang lại sự thích thú và an toàn. Xây dựng một sân chơi không phải là mục tiêu duy nhất của dự án này; các mục tiêu học tập khác bao gồm làm việc nhóm, giải quyết vấn đề và ứng dụng kiến thức vào môi trường thực tế. Điều tuyệt vời nhất là được nhìn thấy niềm hạnh phúc trên khuôn mặt các em.
Thầy Đỗ Trung Học
Giáo viên IB – ICT
Thế giới ảo luôn là điều gây hào hứng trong các giờ học tại phòng máy tính. Trong học phần này, học sinh được trải nghiệm thế giới kì diệu này thông qua việc thiết kế các mô hình 3D. Những mô hình 3D này không chỉ là sản phẩm của sự sáng tạo mà còn là minh chứng cho sự hiểu biết của học sinh về các loài khủng long hay các loài sinh vật trong hệ sinh thái biển. Hãy cùng nhìn ngắm những sản phẩm tuyệt vời của các em học sinh khối PYP:
– Minh Nghĩa – Lớp 4 – Khu rừng nhiệt đới: [Xem tại đây]
– Khánh Ly – Lớp 5 – Thế giới đại dương: [Xem tại đây]
– Bảo Ly – Lớp 5 – Bãi biển bị ô nhiễm: [Xem tại đây]
Cô Nguyễn Thị Quỳnh Diên
Giáo viên IB – Nghệ thuật
Học sinh lớp 4 đã đi sâu tìm hiểu các khái niệm về năng lượng không tái tạo và năng lượng tái tạo, tìm hiểu tác động của chúng đối với môi trường và cộng đồng. Các em đã thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của mình thông qua các tác phẩm nghệ thuật miêu tả năng lượng gió, năng lượng nước và năng lượng mặt trời. Ngoài ra, các em còn tiến hành nghiên cứu để xác định các địa điểm phù hợp ở Việt Nam cho từng nguồn năng lượng tái tạo. Học sinh được tự do sử dụng bất kỳ phương tiện nghệ thuật nào mà các em đã học cho tác phẩm cuối cùng của mình.
Thầy Đỗ Sự
Giáo viên IB – Giáo dục Thể chất
Ở bộ môn thể dục, bên cạnh những môn học chính như bơi lội, bóng rổ, bóng đá, cầu lông thì những bài tập bổ trợ phát triển về các kĩ năng vận động và phát triển chiều cao, phát triển thể lực cũng luôn được chú trọng để đưa vào trong tập luyện cho các em học sinh.
Cô Lê Quỳnh Ny
Giáo viên IB – Âm nhạc
Trong học kỳ này, học sinh có thể thể hiện các sở thích, kiến thức và kỹ năng ảnh hưởng như thế nào đến các lựa chọn và ý định cá nhân khi sáng tạo, biểu diễn và tương tác với âm nhạc thông qua các buổi biểu diễn với kỹ thuật đánh trống b6ucket. Đánh trống bucket có thể được sử dụng cho các mục tiêu xã hội và cảm xúc cụ thể. Đây là cơ hội tuyệt vời để giáo viên âm nhạc cộng tác nhằm bổ sung cho việc giảng dạy âm nhạc và xây dựng các kỹ năng xã hội và cảm xúc. Trong đánh trống bucket, học sinh làm nhiều thứ hơn là chỉ đánh trống. Thật thú vị khi thấy các em nhận ra sức mạnh của việc lắng nghe và chơi cùng nhau lớn hơn nhiều so với việc cố gắng nổi bật một mình. Các em học sinh tập chơi nhạc cụ đều có tâm trạng vui vẻ, thích thú và hào hứng. Thật vui khi thấy các em học được 3 kỹ năng âm nhạc mới thông qua đánh trống bucket. Các em học được những nhịp điệu mới. Các em học cách ứng biến một mình và với các nhóm nhỏ. Các em học đánh trống và hát cùng một lúc, và các em đã thể hiện điều đó qua một màn trình diễn rất thành công được mọi người vô cùng yêu thích.
TRUNG HỌC (MYP)
Cô Angela Baker
Điều phối viên IB MYP
Kính gửi Cộng đồng MYP Tesla,
Tôi hy vọng mọi người đều sẽ nhận được thông điệp này! Khi học phần 3 của năm học đang diễn ra, tôi rất vui mừng được chia sẻ một số thông tin cập nhật phong phú về những sáng kiến dạy và học của chúng tôi trong Chương trình Trung học (MYP).
Chúng tôi liên tục cải tiến chương trình giảng dạy của mình để kết hợp các hoạt động hấp dẫn nhằm khơi dậy trí tò mò và nuôi dưỡng niềm yêu thích học tập ở học sinh. Từ các thí nghiệm STEM thực tế đến trải nghiệm phong phú trong nhóm môn nhân văn và nghệ thuật, mục tiêu của chúng tôi là cung cấp những cơ hội học tập đa dạng nhằm thu hút và truyền cảm hứng cho các em.
Việc tìm hiểu và nghiên cứu giữ vai trò trung tâm trong phương pháp sư phạm của chúng tôi. Khuyến khích học sinh đặt câu hỏi, tìm kiếm câu trả lời và khám phá các chủ đề mà các em quan tâm sẽ thúc đẩy kỹ năng tư duy phản biện và hiểu biết sâu sắc hơn về thế giới xung quanh. Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu, học sinh trở thành những người tham gia tích cực trong hành trình học tập của mình, đẩy mạnh sự tìm tòi và khám phá của riêng mình.
Khi chúng ta đến gần Tuần lễ STEM (từ ngày 11 đến ngày 15 tháng 3), cam kết của chúng tôi đối với giáo dục STEM vẫn kiên định khi chúng tôi tích hợp Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học vào chương trình giảng dạy. Thông qua các dự án và ứng dụng thực tế, học sinh tham gia vào trải nghiệm học tập thực hành nhằm phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và chuẩn bị cho những thách thức của ngày mai.
Khi chúng tôi tiếp tục cải tiến và đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập để chuẩn bị cho việc Ủy quyền MYP, tôi khuyến khích Quý Phụ huynh tiếp tục gắn kết và tham gia vào hành trình giáo dục của các em. Cùng nhau, chúng ta có thể truyền cảm hứng cho niềm yêu thích học tập suốt đời và trao quyền cho học sinh trở thành những công dân toàn cầu giàu lòng nhân ái và có tư duy phản biện. Hãy xem qua những đóng góp của giáo viên và học sinh MYP qua bản tin Tesla Talk này!
Cảm ơn Quý Phụ huynh đã liên tục hỗ trợ và hết mình cho sự nghiệp giáo dục xuất sắc tại Tesla!
Trân trọng.
Thầy Gavin Kendal John Machell
Giáo viên IB – Khoa học
Học sinh Trung học Cơ sở đã thực hiện rất nhiều thí nghiệm để tìm hiểu về Khoa học trong học kỳ này. Dưới đây là một số nghiên cứu mà học sinh đã hoàn thành:
– Lấy dấu vân tay bằng keo siêu dính;
– Video phân tích vật rơi;
– Đo gia tốc của quả bóng khi xuống dốc;
– Đo tác dụng nhiệt của điện;
– Làm bong bóng nổ bằng axit và kim loại;
– Làm cho kẹo dẻo phát triển;
– Phân tích chuyển động của con lắc;
– Khảo sát dòng nhiệt đối lưu bằng cách tạo ra thời tiết nhân tạo;
– Kim loại mạ điện;
– Quan sát chuyển động Brown qua kính hiển vi;
– Trực quan hoá và khám phá từ trường;
– Xem và vẽ tế bào củ hành;
– Tách mực theo sắc ký.
Trong từng trường hợp, học sinh đã sử dụng các thí nghiệm của mình làm bàn đạp để tìm hiểu những tác động của những gì các em đã tìm ra đối với cuộc sống của chính mình và trong bối cảnh toàn cầu, vì vậy, các em không chỉ học được về thế giới khoa học mà còn hiểu hơn về cách khoa học kết nối tất cả chúng ta lại với nhau.
Thầy Milky Lloyd De Leon Santos
Giáo viên IB – Tiếp thu Ngôn ngữ
Trong bài đánh giá tổng kết vừa kết thúc vào chiều thứ Năm ngày 19/10/2023 – học sinh lớp 6, 7, 8 của MYP đã thực hiện bài thuyết trình TedxYouth. Các em đã có bài phát biểu dựa trên các chủ đề được giao, phù hợp với yêu cầu bài học của học kỳ 1. Trong vòng chưa đầy 4 tới 7 phút, các em đóng vai trò là những diễn giả nhỏ tuổi, trình bày những ý tưởng hay, bố cục chặt chẽ để nêu bật và trình bày ý tưởng cho nhiều đối tượng khán giả khác nhau, bao gồm giáo viên, nhân viên, học sinh MYP.
Điểm tổng được xác định bằng cách kết hợp phần thuyết trình của các em học sinh (8 điểm) và nội dung bài viết (8 điểm) rồi nhập vào hệ thống Managebac.
Thông qua việc cân nhắc kỹ lưỡng, giáo viên Tiếp thu Ngôn ngữ MYP đã lựa chọn và xác định học sinh tiêu biểu cho tháng 10 và diễn giả giỏi nhất cho mỗi cấp lớp.
Cô Huỳnh Thụy Nguyên Mai
Giáo viên IB – Ngôn ngữ và Văn học
Ở Bài 3, học sinh lớp 6 bắt đầu đọc cuốn Wonder (Điều kỳ diệu) của tác giả R. J. Palacio sau khi tìm hiểu thông tin về tác giả và cuốn sách trên Britannica. Đọc chương đầu tiên của cuốn sách, “Bình thường”, các em luyện tập tìm câu, cụm từ và từ đúng nhất trong một chương và cố gắng giải thích cho lựa chọn của mình. Kyle và Tom đã thể hiện sự lựa chọn tinh tế của mình bằng cách chọn phần hay nhất theo quan điểm của các em. Tom chọn một trong các phép ẩn dụ, Kyle chọn từ “bình thường” và đồng ý rằng không có người “bình thường” vì mọi người đều là duy nhất. Stephen và Michael bắt cặp tuyệt vời khi cả hai em đều chọn cùng một từ, “Xbox”, điều này khiến các em cảm thấy nhân vật này thực sự bình thường.
Chủ đề cho lớp 7 học kỳ này là Mãi mãi là bạn. Các em chỉ ra những nguyên nhân khiến bạn bè chia rẽ trong một cuộc thảo luận sôi nổi trên lớp.
Ngoài ra, các em thừa nhận có tình bạn giữa những người và đồ vật khác nhau. Cuối tuần này, các em học sinh lớp 7 lần đầu tiên được làm quen với Vòng tròn Văn học. Các em thấy hoạt động này thực sự thú vị. Trước khi bước vào thế giới của cuốn sách Cậu bé mặc đồ ngủ sọc (John Boyne), các em đã làm sách tranh. Lần này, Khang & Toại là hai đội trưởng; các em đã biết cách phân chia vai trò khi làm đồng đội của nhau.
Với Bài 3 “Có đúng là bạn sẽ trở thành những gì bạn đọc không?”, sau khi tìm hiểu những sự thật thú vị về báo chí và mục đích của các bài báo, tuần này các em lớp 8 đã cùng thảo luận bằng cách phân tích những câu trích dẫn về sức mạnh của báo chí và các phần của một bài nghiên cứu – bên trong đó có gì. Long, Hoàng và Harmony đã làm việc cùng nhau hiệu quả và lần này Harmony là trưởng nhóm. Long và Hoàng tuần này đã thể hiện thái độ tích cực hơn và mong rằng các em sẽ giữ được nhịp độ này trong thời gian còn lại của năm học.
Cô Nguyễn Thị Hoa Đào
Giáo viên IB – Toán
Các em học sinh lớp 6 đang thực hiện một dự án thú vị mang tên “Vẻ đẹp của sự đối xứng”. Các em dành nhiều thời gian cùng nhau, chăm chỉ thuyết trình và các em cảm thấy khá hài lòng về điều đó. Các em học sinh đang học tất cả mọi thứ về tính đối xứng – bạn biết đấy, khi mọi thứ giống nhau ở cả hai phía, chẳng hạn như cánh bướm hay bông tuyết. Các em đang thực hiện những hoạt động thú vị và nói về lý do tại sao tính đối xứng lại quan trọng trong nghệ thuật, xây dựng, thiên nhiên, toán học,…
Khi càng tiến gần hơn tới việc thể hiện những gì mình đã học được, các em càng trở nên hào hứng hơn. Các em nóng lòng muốn chia sẻ những khám phá của mình với các bạn cùng lớp và các thầy cô.
Cô Nguyễn Ngọc Duyên
Giáo viên IB – Nghệ thuật
Để giúp học sinh tại Tesla hiểu được vai trò quan trọng của nghệ thuật thị giác trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta cũng như nhiều khía cạnh thú vị của nó, tôi đã thiết kế nhiều bài học khác nhau liên quan đến việc tìm hiểu lịch sử nghệ thuật, tham gia vào các dự án trường học và các cuộc thi để các em có thể tự mình xem nghệ thuật thị giác ảnh hưởng như thế nào đến mọi việc các em thường làm hàng ngày. Cho đến nay, tất cả học sinh MYP đều tiến bộ tốt và thể hiện tiềm năng của mình trong việc học tập, sáng tạo và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
Các bạn chắc đã thấy nhiều tác phẩm tuyệt vời của các em trong Tết Trung thu thông qua cuộc thi làm đèn lồng, làm rồng giấy trang trí phông nền cho hội chợ Tết, cùng nhiều tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời cho buổi Đấu giá Im lặng,…
Tôi hy vọng sẽ có thể tiếp tục làm việc với tất cả học sinh Tesla và cùng nhau chúng ta sẽ tạo ra những tác phẩm nghệ thuật thị giác đẹp hơn nữa.
Thầy Trịnh Hải Dương
Giáo viên IB – Thiết kế
Trường Tesla đã giúp học sinh không lãng quên quá khứ bằng cách dùng các đài tưởng niệm và tượng đài làm bài học thực tế. Những địa danh này truyền tải những thông điệp quan trọng, giúp chúng ta rút ra bài học từ lịch sử để tránh lặp lại sai lầm. Ý nghĩa này khiến chuyến dã ngoại của lớp 8 trở nên ý nghĩa và đáng nhớ.
Mục đích của chuyến tham quan này không chỉ dừng lại ở việc tham quan đơn thuần; nó cũng cho phép học sinh đi sâu vào vai trò của các di tích trong việc bảo tồn ký ức lịch sử, hiểu các đặc điểm độc đáo của các di tích khác nhau và hành động bằng cách thiết kế các di tích của riêng mình trong dự án tổng kết.
Thầy Nguyễn Kiều Quốc Bảo
Giáo viên IB – Giáo dục Thể chất
Tuần này, các em học sinh MYP tiếp tục được tận hưởng những giây phút thú vị khi cùng nhau trau dồi kỹ thuật đánh những cú đánh cao và sâu bằng tay thuận trong môn cầu lông. Các em chăm chỉ hoàn thiện từng động tác và học cách tạo ra những cú đánh cầu lông ấn tượng.
Trong lớp học bơi cũng không thiếu sự hào hứng. Học sinh tham gia trò chơi “vận động”, một trải nghiệm ly kỳ giúp tăng cường mối quan hệ giữa các em. Các em đá và lội mạnh mẽ dưới nước, rèn luyện cả sức mạnh và khả năng giữ thăng bằng, đồng thời tạo ra những khoảnh khắc đáng nhớ trong môn thể thao này.
Cô Thạch Thị Lệ Thu
Giáo viên IB – Thư viện
Người bạn đồng hành của người học
Sẽ vô cùng có lợi cho việc học của trẻ nếu người lớn ưu tiên việc đọc ở trường và ở nhà. Để khuyến khích trẻ đọc sách, giáo viên và phụ huynh có thể biến việc đọc sách thành thói quen thường xuyên bằng cách dành thời gian cho việc đọc và cho trẻ tiếp cận với sách.
– Đọc to cho con nghe là một cách tuyệt vời để nuôi dưỡng niềm yêu thích đọc sách.
– Đưa con đến thư viện hoặc hiệu sách. Cho phép họ duyệt qua các kệ và chọn những cuốn sách họ quan tâm.
– Thảo luận về những gì họ đang đọc. Hãy hỏi họ những câu hỏi về cuốn sách và giải thích những gì họ đang đọc.
Những học sinh có trải nghiệm đọc sách tích cực sẽ thích đọc sách hơn và khám phá tầm quan trọng của sách.