Kính gửi Quý phụ huynh/Người giám hộ,
Đầu năm 2020 khi Việt Nam bắt đầu chống chọi với dịch COVID 19, có 2 phụ huynh đã hỏi tôi làm thế nào để hỗ trợ con mình trong thời gian dịch bệnh. Các bậc cha mẹ luôn băn khoăn làm sao để tác động nhiều hơn đến quá trình học tập của con cái. Ngày hôm nay, dù tình hình đã dần ổn định, các em đã trở lại trường học tập, nhưng câu trả lời ngày đó của tôi vẫn vô cùng quan trọng.
Sau đây là các lời khuyên để giúp cha mẹ thấu hiểu việc giáo dục con cái tại nhà từ quan điểm PYP.
1. Cùng con học hỏi
Dùng câu hỏi để trả lời câu hỏi. Thông thường phản ứng đầu tiên của ta khi trẻ có câu hỏi là ngay lập tức đưa ra câu trả lời. Tuy nhiên cách phản hồi này tước đi cơ hội vàng để trẻ không chỉ được học về sự vật, mà còn học thêm về phương pháp tìm hiểu vấn đề. Vì thế lần tới nếu trẻ có hỏi bạn (“Từ này đánh vần thế nào?” “Làm sao để nhân phân số?” “Có các dạng năng lượng nào?”), không quan trọng là trẻ hỏi gì, thay vì cung cấp đáp án, hãy thử trả lời như sau:
“Con hỏi hay đấy! Làm thế nào mà con biết được? Con tìm thấy câu hỏi này ở đâu?…”
Luôn sẵn sàng cùng con tìm hiểu.
Đôi khi nếu quý phụ huynh áp dụng phương pháp trên, các con sẽ trả lời “Con không biết”. Đó chính là thời điểm vàng để ta có thể dạy trẻ nhiều kiến thức bổ ích. Nếu trẻ chưa biết tự tìm kiếm thông tin và tài liệu, Quý vị có thể hóa thân thành người bạn của trẻ để nói với trẻ: “Không sao cả! Hãy cùng tìm cách trả lời nào. Có thể mình nên thử làm thế này… Con đã bao giờ dùng cái này chưa… Hãy thử xem tài liệu này có câu trả lời mà con cần không…”.
Tiếp cận theo cách này, Quý vị không chỉ giúp con trả lời câu hỏi, mà trong quá trình đó còn phát triển kỹ năng tự học của con – để lần tiếp theo thay vì lại đi hỏi Quý vị, thì con đã có công cụ để tự tìm ra câu trả lời.
Sử dụng câu hỏi “thần thánh” – “Con nhận ra được gì?”
Không quan trọng là học môn gì, lĩnh vực nào, ở độ tuổi lớn hay nhỏ – yếu tố tiên quyết mang đến thành công cho phương pháp học tập kích thích tìm tòi chính là hỏi người học về những gì họ quan sát được. Dù là trẻ đang học bảng chữ cái đến chữ cái “B”, hoặc đang dùng bảng cửu chương để tính toán, hay đang sử dụng mô hình tế bào để phát triển kiến thức khoa học, thì câu hỏi “Con nhận ra được gì?” luôn tốt cho trẻ. Quý vị sau đó cũng có thể hỏi thêm “Con còn nhận ra được gì nữa không?” để tạo điều kiện cho trẻ tư duy sâu hơn.
Đừng tạo áp lực mình phải là chuyên gia, vì mình cũng là người học.
Hoàn toàn bình thường nếu Quý phụ huynh có kiến thức gì đó chưa biết. Thậm chí đây còn là cơ hội tuyệt vời để Quý vị tự trải nghiệm phương pháp học tập của bản thân. Hãy tự tin nói với trẻ, “Ba mẹ không biết”, hoặc “Ba mẹ không rõ”. Tuy nhiên cần giải thích cho trẻ. “Nhưng giờ thì ba mẹ rất muốn biết, và đây là cách ba mẹ sẽ tự tìm ra câu trả lời!” hoặc “Con cùng tìm hiểu vấn đề này với ba mẹ nhé”
2. Giúp trẻ hiểu sâu các khái niệm
Đánh giá đúng tầm quan trọng của quá trình tư duy. Cố gắng giúp trẻ suy nghĩ vượt khỏi các hoạt động hay kiến thức thuần túy, tập trung nhiều hơn vào cách trẻ tiếp cận và tiếp nhận kiến thức. Quý phụ huynh có thể thử hỏi trẻ:
“Con làm điều đó như thế nào? Tại sao con làm thế? Con đã có chiến thuật gì nè? Con đã tìm hiểu chiến thuật đó ra sao? Con đã thực hiện được những bước nào rồi?”
Vận dụng sức mạnh của những khái niệm quan trọng. Chương trình bậc Tiểu học PYP có 7 khái niệm quan trọng, là những công thức bí mật để giúp trẻ tư duy sâu và thấu hiểu…MỌI THỨ. Sự kỳ diệu của những khái niệm này nằm ở chỗ chúng có thể áp dụng vào mọi trường hợp. Quý phụ huynh có thể áp dụng những câu hỏi dưới đây vào bất kỳ môn học nào, hay bất kỳ lĩnh vực nào nếu muốn. Dù là trẻ đang học về hình dáng vật thể… dấu phẩy… nhân vật lịch sử… kỹ năng thể thao… cấu trúc câu… nghệ thuật… bình nước! = Tất cả mọi thứ. Dưới đây là những câu hỏi khái niệm mà Quý phụ huynh có thể hỏi con mình bất cứ lúc nào, về bất kỳ điều gì mà con đang học:
Xin cảm ơn,
Robin Klymow
Giám đốc Học thuật